Thiêu kết được hỗ trợ bởi dòng điện Thiêu_kết

Kỹ thuật này sử dụng dòng điện để điều khiển hoặc tăng cường sự thiêu kết.[4] Kỹ sư người AnhA. G. Bloxam đã đăng ký bằng phát mình đầu tiên vào năm 1906 về thiêu kết bột sử dụng dòng điện trực tiếp trong chân không. Mục đích chính của phát minh của ông là sản xuất công nghiệp dây tóc cho đèn incandescent lamps bằng cách nén các hạt tungsten hoặc molybdenum. Dòng điện đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm bề mặt các ôxit và tăng độ phát xạ của các dây tóc.[5]

Năm 1913, Weintraub và Rush đăng ký phát minh một phương pháp thiêu kết được biến đổi, kết hợp dòng điện và áp suất. Lợi ích của phương pháp này được chứng tỏ đối với thiêu kết các kim loại chịu nhiệt cũng như bột cacbua hoặc ni-trít. Bột boroncarbon hoặc silicon–carbon ban đầu được đặt trong một ống cách điện và nén bởi hai thanh đóng vai trò như điện cực dòng điện. Nhiệt độ thiêu kết được ước tình là 2000 °C.[5]

Ở Hoa Kỳ, thiêu kết lần đầu tiên được đăng ký phát mình bởi Duval d’Adrian vào năm 1922. Quy trình ba-bước của ông nhằm sản xuất các khối chịu nhiệt từ các vật liệu ô-xít như zirconia, thoria hoặc tantalia. Các bước đó là: (i) cho bột vào khuôn; (ii) ủ nó ở 2500 °C để làm nó dẫn; (iii) áp dụng thiêu kết dòng điện-áp suất như phương pháp của Weintraub và Rush.[5]

Thiêu kết sử dụng hồ quang được tạo ra thông qua một tụ phóng điện để loại trừ các ô-xít trước khi nung nóng bằng dòng điện trực tiếp, được đăng ký phát minh năm 1932 bởi G. F. Taylor. Các kỹ thuật đã được phát triển qua nhiêu thập kỷ, và được tóm lược trong hơn 640 bằng phát minh.[5]

Trong số các công nghệ này, được biết đến nhiều nhất là thiêu kết trở kháng (còn gọi là ép nóng) và  spark plasma sintering, trong khi Electro Sinter Forging là bước tiến mới nhất trong lĩnh vực này.

Spark plasma sintering

Electro Sinter Forging